Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Nguyễn Đình Liên

Nguyễn Đình Liên

Giãn tĩnh mạch thừng tinh đã được điều trị bằng nhiều phương pháp hiệu quả khác nhau. Tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp nhất.

1. Điều trị giãn mạch thừng tinh bằng nội khoa

Các trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh (GTMT) nhẹ, bác sĩ chuyên khoa sẽ khám, xác định tình trạng và chỉ định bệnh nhân điều trị bằng thuốc. Quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh vẫn được theo dõi tình trạng có cải thiện hay không, có cần điều trị tiếp bằng phẫu thuật để mang đến hiệu quả tối đa hay không. Người bệnh cần tuân thủ đúng thuốc uống trị giãn tĩnh mạch thừng tinh trong liệu trình điều trị.

Chỉ định điều trị nội khoa khi:

+ GTMT ở nam lớn tuổi không có biểu hiện lâm sàng.

+ GTMT không có triệu chứng đau bìu, tinh hoàn không giảm kích thước, không có suy giảm chất lương – số lượng tinh trùng.

+ GTMT ở thanh thiếu niên, nhưng cần theo dõi sát.

2. Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh

Đây là phương pháp điều trị được đánh giá cao nhất về tính hiệu quả cho người bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh. Giãn tĩnh mạch thừng tinh được chỉ định can thiệp cho bệnh nhân khi người vợ bình thường, có tiềm năng sinh sản, chồng có bất thường về số lượng tinh dịch. Phẫu thuật được chỉ định khi người bệnh đau, khó chịu hoặc xác định thấy sự giảm kích thước tinh hoàn.

Phẫu thuật nội soi thắt tĩnh mạch tinh giãn tại Bệnh viện E

Để hỗ trợ sinh sản cho người bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh, các phương pháp phẫu thuật sửa chữa varicocele, làm tắc mạch, thụ tinh nhân tạo (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) hoặc thụ tinh ống nghiệm (IVF).

Trong đó, phẫu thuật là phương pháp cho kết quả tốt nhất. Sau phẫu thuật, người bệnh được cải thiện số lượng, chất lượng tinh trùng, biểu hiện là có đến 69% trường hợp sau mổ có thai tự nhiên. Những trường hợp không tinh trùng do giãn tĩnh mạch thừng  tinh có tới 50% tái xuất hiện tinh trùng sau mổ.

Các phương pháp phẫu thuật cụ thể đã và đang được áp dụng thực hiện điều trị cho người bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là:

  • Phẫu thuật nội soi ổ bụng để thắt tĩnh mạch tinh trong: khả năng tái phát của phẫu thuật này tương tự phẫu thuật sau phúc mạc.
  • Phẫu thuật tắc mạch can thiệp có chi phí cao nhất trong các phương pháp điều trị nhưng ưu điểm là tái phát khá thấp, tỷ lệ từ  4-11%.
  • Phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh trong sau phúc mạc bằng mổ mở tỷ lệ tái phát ở người trưởng thành là  7-33%, còn ở trẻ em cao hơn là 15-45%
  • Phẫu thuật truyền thống qua đường bẹn hoặc bìu là phẫu thuật có kỹ thuật ít phức tạp nhất và có tỷ lệ tái phát cao nhất.

Vi phẫu thuật đường bẹn đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật phải được đào tạo kỹ thuật vi phẫu, trang thiết bị phục vụ phẫu thuật hiện đại, phương pháp này có thời gian mổ kéo dài 2-3h. Tỷ lệ tái phát thấp,tỷ lệ teo tinh hoàn rất thấp nếu phẫu thuật viên được đào tạo bài bản.

Trong quá trình phẫu thuật cho người bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh, bác sĩ phẫu thuật điều trị sẽ đảm bảo những yêu cầu tối ưu cho người bệnh như:

  • Xử lý được toàn bộ hệ thống tĩnh mạch giãn
  • Bảo tồn động mạch tinh trong, động mạch ống dẫn tinh, hạn chế tối đa tổn thương teo tinh hoàn sau mổ
  • Bảo tồn nguyên vẹn ống dẫn tinh
  • Bảo tồn bạch mạch

Người bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh sau mổ được bác sĩ điều trị theo dõi sát các triệu chứng, xử lý kịp thời nếu có vấn đề xảy ra.

Khoa Phẫu thuật thận tiết niệu & Nam học Bệnh viện E đã thực hiện hầu hết các kỹ thuật điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh và đạt được những kết quả rất tốt trong thời gian gần đây.

Các kỹ thuật điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh được thực hiện tại Bệnh viện E

– Điều trị nội khoa với những trường hợp giãn tĩnh mạch tinh thể nhẹ

– Phẫu thuật vi phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh

– Phẫu thuật nội soi thắt tĩnh mạch tinh giãn

– Nút mạch điều trị giãn tĩnh mạch tinh

Khi bạn có biểu hiện giãn tĩnh mạch thừng tinh như đau tức vùng bìu, bìu có búi tĩnh mạch tinh giãn, chậm con vui lòng liên hệ với hotline chúng tôi 0879555115 để được hỗ trợ. Hoặc các bạn có thể đăng ký khám nam khoa tại phòng 245 nhà E, bệnh viện E 87 – Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội.

Video

Bài viết mới